Họ Cá chạch sông (danh pháp khoa học: Mastacembelidae) là một họ cá, trong tiếng Việt có tên gọi chung là cá chạch haychạch hay cá nhét. Họ này là một phần của bộ Synbranchiformes, bao gồm 84 loài chạch thuộc lớp Actinopterygii (cá vây tia). Họ này có 3 chi, trong đó chi Mastacembelus (61 loài, bao gồm cả AfromastacembelusAethiomastacembelus) sinh sống ở châu Phi và Đông Nam Á, Nam Á, còn chi Macrognathus sinh sống ở khu vực Đông Nam Á, Sri Lanka, Trung Quốc, Ấn Độ.

Cá chạch có màu vàng, nâu hoặc xám đen, lưng sẫm hơn bụng, trên thân có nhiều chấm, mỗi chấm do rất nhiều chấm nhỏ hợp thành, cá có da trơn như lươn, màu nâu xám, đầu nhọn, đuôi dẹt có nhiều chấm bông, Ở gốc vây đuôi có một chấm to màu đen, trên vây có nhiều sọc đen. Cá chạch có tới 9,6% protein chất đạm với nhiều axít amin không thay thế, 3,7 lipit (chất béo), 28 mg Ca, 72 mg P, 0,9 mg Fe và nhiều loại vitamin như A, B1, B2…

Tại Việt Nam, có thể có 12 loài thuộc họ này. Cụ thể như sau:

Cá chạch bông bé (Danh pháp khoa học: Macrognathus aculeatus) là một loài cá trong họ Cá chạch sông (Mastacembelidae). Đây là loài cá nước ngọt bản địa của vùng Đông Nam Á. Đây là loài cá nước ngọt chủ yếu sóngtrong các con sông lớn, nhưng cũng gặp tại các vùng đầm lầy vùng đất thấp hay những nơi có lượng bùn nhiều.

Cá có thân tròn, dẹt hai bên, nhất là gần đuôi, dài khoảng 15 cm, con lớn nhất lớn hơn ngón tay cái người lớn, dài khoảng 1,5 tấc, có con lớn nhất khoảng bằng ngón tay cái người lớn, dài khoảng 20 cm. Cá chạch đầu nhỏ, hơi tròn, mắt bé, miệng thấp có râu, da mỏng, dưới da có nhiều tuyến tiết chất nhờn nên rất trơn nhẵn. Vảy cá chạch nhỏ, lẫn sâu dưới da nên khó thấy, vây lưng không có gai cứng, vây ngực và vây bụng ngắn, vây đuôi rộng.

cá chạch đồng

Cá chạch lá tre (danh pháp hai phần: Macrognathus siamensis) là một loài cá nhiệt đới thuộc họ Mastacembelidae. Nó là loài cá cảnh.

Macrognathus siamensis có chiều dài tối đa 30 xentimét (12 in).

[2] M. siamensis là cá nước ngọt, được tìm thấy ở tầng đáy. Nó sinh sống ở các sông Đông Nam Á, bao gồm sông Mekong, Chao Phraya, và Mae Klong. Ban ngày, Macrognathus siamensis vùi mình dưới đáy sông, ban đêm chui ra ăn côn trùng, giáp xác và giun.

cá chạch sông

Chạch sông (danh pháp hai phần: Mastacembelus armatus) là một loài cá thuộc chi Mastacembelus (Scopoli, 1777) trong Họ Cá chạch sông. Đây là loài bản địa sinh sống ở sông ngòi ở Ấn Độ, Pakistan, Sumatra, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và một số khu vực khác ở Đông Nam Á. Tại các quốc gia bản địa, chạch sông là một trong những loài cá thực phẩm quan trọng. Loài này đã được đặt danh pháp khoa học Mastacembelus armatus bởi Lacepède vào năm 1800. Là một loài ăn thịt, cá chạch sông ăn ấu trùng côn trùng ở đáy nước, giun đất

cá chạch lửa

Cá chạch lửa (Danh pháp khoa học: Mastacembelus erythrotaenia) là một loài cá thuộc chi Mastacembelus trong họ Cá chạch sông được tìm thấy ở vùng Đông Nam Á. Cá chạch lửa là loài có chất lượng thịt thơm ngon, được nhiều người dân trong vùng ưa thích với các món ăn rất đặc trưng của vùng Nam Bộ. Bên cạnh có giá trị cao về thương phẩm, do có nhiều màu sắc đẹp nên cá chạch lửa còn là đối tượng được thuần hóa để trở thành cá cảnh. Chiều dài cá lên đến 1,2m, chúng sống trong nhiệt độ nước (C) từ 22 – 28 với Độ cứng nước (dH): 2 – 15 và độ pH: 6,5 – 7,5, sống ở tầng nước đáy. Chúng ăn động vật, ăn cá con, côn trùng, giáp xác, trùng chỉ, cá ăn về đêm. Hình thức sinh sản của chúng là đẻ trứng. Cá đẻ trứng dính, trứng nở sau 3 – 4 ngày, hiện chưa sản xuất giống trong nước. Cá hoạt động về đêm và thường ẩn nấp vào ban ngày. Cá sống đơn lẻ, ưa không gian yên tĩnh.

Cá chạch lấu (Danh pháp khoa học: Mastacembelus favus) là một loài cá chạch sông trong họ (Mastacembelidae) phân bố ở châu Á, ở Việt Nam, chúng được ghi nhận là có ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng là loại cá chạch khá lớn, mình có bông rằn ri, dài cỡ từ ba tới bốn tấc, có con dài tới năm tấc, cân nặng từ nửa ký lô trở lên. Loại cá chạch này chúng rất béo, cá chạch lấu dạn ăn, hễ gặp mồi là chúng tới ăn câu ngay, loại cá chạch lấu này giựt mồi manh.

Ở miền Tây, việc bắt cá chạch lấu có hai cách là đặt rù hay câu bằng câu cần. Tháng nước giựt người ta câu cá chạch lấu bằng mồi tép. Cá chạch lấu ưa dựa vào các gốc cây lớn như cây gáo, cây bảy thưa, cây bần và người ta cứ đậu xuồng cặp mấy gốc cây ấy rồi móc mồi tép vào lưỡi câu có gắn cục chì cách lưỡi câu chừng vài ba tấc, khi ăn câu nếu giựt chậm là chúng lôi lưỡi câu, không nhanh tay câu dễ bị mắc gốc và khó bắt được cá nhất là gặp những con cá lớn cỡ từ nửa kilô trở lên lại càng khó bắt, câu cá chạch lấu cũng đòi hỏi nhanh

Cách đặt rù hay còn gọi đặt lu, đặt khạp, đặt bộng, hoặc kéo bò thì tùy vật dụng mỗi cách bắt cá  nên có các tên gọi như vậy, và chỉ đặt rù hoặc kéo bò bắt đầu từ tháng nước giựt tới hết tháng tư mưa già vì khi mưa già cá bỏ sông về đồng, nên rù không còn có cá nữa người ta bắt đầu đem rù lên lấy chà phơi làm củi. Thường thường cách bắt chạch lấu bằng rù, người ta cũng bắt được cá rô biển, cá trê, cá lóc.

Cá chạch có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, đặc biệt là bổ dương chẵng hạn như cá nhét nấu chua, Cá nhét nấu lá gừng, Canh măng cá nhét. Ngoài ra, cá chạch còn có tác dụng chữa bệnh. Trong y học cổ truyền, cá chạch còn gọi là nê thu hay thu ngư. Cá này có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ trung ích khí, khử thấp tà, giải khát, tỉnh rượu; dùng chữa tiêu khát (tiểu đường), liệt dương, viêm gan virus, trĩ và lở ngứa.

Danh y Tuệ Tĩnh viết trong Nam dược thần liệu: Cá chạch vị ngọt, tính bình, không độc, nhiều nhớt trơn, tiêu khát, giết trĩ trùng, giải say rượu, cường dương, bổ khí. Hải Thượng Lãn Ông cũng ghi nhận trong Lĩnh Nam bản thảo: Thu ngư tức là con cá chạch, không độc, ngọt bình, ở đầm, lạch; mạnh dương, bổ huyết, khí tăng thêm; nóng, mê, trĩ, khát chữa khỏi sạch. Cá chạch là một loại thực phẩm cường tinh. Cá chạch còn chữa đái tháo đường.

Theo Wikipedia